Xây móng nhà là một trong những việc làm quan trọng nhất trong quá trình làm nhà. Bài viết này sẽ tìm hiểu về móng nhà và hướng dẫn cách chọn móng xây nhà.
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÓNG NHÀ VÀ NỀN MÓNG
Móng Nhà hay còn gọi là Móng Nền – Đây là hạng mục có kết cấu kỹ thuật được thiết kế, thi công bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Móng Nhà được thi công nằm ở vị trí dưới cùng của một công trình như: nhà phố, biệt thự, nhà vườn, nhà cao tầng, tòa nhà chung cư…v.v… Thiết Kế Móng Nhà là một hạng mục quan trọng nhất trong một căn nhà với nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ toàn công trình nhà. Chính vì vậy, Móng Nhà phải đảm bảo được sự chắc chắn, bền vững, an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người sử dụng…
Nền Móng chính là phần đất nằm bên dưới đáy của móng nhà. Do đó, phần Nền Móng sẽ phải chịu phần lớn hoặc toàn bộ tải trọng đè xuống của toàn bộ mẫu thiết kế biệt thự, nhà phố của bạn. Do đó khi thi công Nền Móng cần đảm bảo sự chắc chắn, ổn định thì móng nhà mới có thể vững chắc và đảm bảo an toàn cho công trình nhà đẹp của bạn được.
Khái niệm móng nhà và nền móng
- Các loại móng nhà phổ biến
Móng nhà có nhiều loại. Có loại móng sâu và hạ xuống tận lớp sỏi đá. Nhưng có loại lại nông và được đặt trên các bề mặt nền đất. Độ nông sâu của móng nhà tùy thuộc vào tính chất của vùng đất và tải trọng của ngôi nhà. Trong xây dựng nhà ở gia đình thì các loại móng phổ biến được sử dụng là móng băng, móng cọc và móng bè.
1. Móng băng: Là loại móng nông có dạng dải dài, có thể độc lập hoặc liên kết với nhau theo hình chữ thập. Móng băng là lựa chọn làm móng nhà tiết kiệm, thi công đơn giản và khả năng chịu lực khá đồng đều. Đối với những nền đất yếu và bị lún thì phải đầm nén đất đồng thời bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái. Khi thi công móng băng, người thợ thường đào móng quanh khuôn viên ngôi nhà hoặc đào song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng được xây trên hố đào trần và sau đó được lấp lại. Chiều sâu để chôn móng khoảng từ 2 đến 3m. Trong một số trường hợp đặc biệt thì chiều sâu có thể lên đến 5m.
2. Móng cọc: Là hệ kết cấu móng sử dụng cọc và đài cọc (cọc cừ tràm, cọc tre, cọc bê tông cốt thép). Cọc được hạ sâu xuống nền đất. Cùng với đó là sự kết hợp của đài cọc phía trên để tạo thành một hệ khung chống đỡ cho toàn bộ tải trọng công trình. Người thi công có thể đóng và hạ những cọc lớn xuống dưới các tầng đất sâu. Việc đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng và giúp truyền tải trọng đó đến tận sỏi đá nằm sâu ở bên dưới lớp đất tốt.
3. Móng bè (móng toàn diện): Đây là loại móng nông. Móng toàn diện thường được thi công ở những khu vực đất yếu và có sức kháng nén thấp dù đất có nước hay không hoặc do chính yêu cầu cấu tạo của công trình đó. Loại móng này được coi là hiệu quả và an toàn trong việc phân bổ trọng lực toàn diện của ngôi nhà. Điều này nhằm giúp ngôi nhà tránh các tình trạng xấu có thể xảy ra như bị sụt lún.
Các loại móng nhà phổ biến
CÁCH CHỌN LOẠI MÓNG NHÀ PHÙ HỢP
Việc chọn loại móng nhà phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện nền đất (đất yếu, đất cứng, đầm lầy hay đất cát), tải trọng, chiều cao và số tầng của ngôi nhà hoặc phụ thuộc vào địa thế sinh sống (gần đường quốc lộ, sông suối,..).
Cách chọn móng xây nhà cấp 4 có diện tích nhỏ:
- Với những nền đất tốt thì lựa chọn móng đơn sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho chúng ta về mặt chi phí xây dựng và thời gian.
- Với nền đất yếu có mạch nước ngầm và nước đọng thì làm móng bè sẽ là cách làm móng nhà chắc nhất. Móng bè vừa kiên cố lại vững chắc.
- Trường hợp địa thế gần sông suối hoặc nền đất quá yếu thì chúng ta nên gia cố thêm nền đất bằng cọc cừ tre hoặc cọc tràm để đảm bảo độ bền vững cho ngôi nhà.
Móng nhà là mấu chốt quan trọng giúp bạn có một ngôi nhà bền vững theo thời gian
Cách chọn móng xây nhà cho nhà nhiều tầng:
- Những kiến trúc nhà từ 2 tầng trở xuống thì chúng ta sử dụng móng băng cho khu vực có nền đất yếu hoặc đất cứng, có gia cố bằng cọc cừ tràm hoặc cọc tre. Tuy nhiên, việc sử dụng cọc cừ tràm hoặc cọc tre trong môi trường đất có nước thì móng mới bền.
- Những kiến trúc nhà từ 3 tầng trở xuống. Sử dụng móng bè đối với khu vực có nền đất cứng hoặc đất tương cứng kết hợp với gia cố bằng cọc cừ tràm hoặc cọc tre nếu đất yếu dạng đầm lầy có nước bên dưới. Trong trường hợp nền đất yếu và tính chất địa chất là đất khô thì chúng ta nên sử dụng móng cọc để gia cố cho nền đất.
- Những kiến trúc nhà từ 4 tầng trở lên. Với những công trình này thì chúng ta nên sử dụng móng cọc vì tải trọng nhà lớn. Loại móng này sẽ giúp truyền tải trọng của ngôi nhà xuống lớp đất bên dưới, để gia tăng sức chịu tải của đất và làm giảm độ lún của móng. Số lượng cọc và tải trọng chiều sâu của cọc sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam nên việc xây dựng móng nhà vững chắc là điều bắt buộc phải thực hiện
Hi vọng qua bài hướng dẫn xây móng nhà này, Thiết kế nhà đẹp- GreenHouse Việt Nam có thể giúp bạn hiểu hơn về các bước làm móng nhà trong khi thi công và xây dựng. Nếu bạn đang cần một đối tác thực hiện thi công xây móng nhà thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Xem thêm: 100+ Mẫu biệt thự nhà vườn đẹp được ưa thích nhất 2023.
QUÝ KHÁCH CẦN HỖ TRỢ VUI LÒNG LIÊN HỆ